Làm mái tôn – nhà mái tôn
Nhận thi công mái tôn tại tất cả các quận, huyện ở Hà Nội (Hà Đông, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây – Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất,… ) và các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hải phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên.
Nội dung chính
Mái tôn là gì?
Khi ta xây dựng kho bãi nhà xưởng, làm nhà hoặc xây dựng các công trình như bệnh viện, trường học… thì điều ta cần nghĩ tới là phần mái. Trước kia, phần để che mưa nắng cho tất cả các công trình xây dựng chủ yếu là ngói lợp,fibro xi măng, hoặc mái đổ bê tông, thì ngày nay, Tôn là vật liệu được dùng thay thế cho các loại vật liệu hay được sử dụng trước đó. Như vậy câu hỏi mái tôn là gì được giải đáp là phần mái của công trình được sử dụng bằng Tôn.
Những tính năng vượt trội của các loại tôn sóng ngày nay đã thuyết phục được các chủ đầu tư sử dụng chúng như một giải pháp thay thế hoàn hảo những loại vật liệu khác. Tùy vào từng công trình xây dựng cụ thể, tùy vào mục đích sử dụng mà ta có thể sử dụng các loại tôn khác nhau, chẳng hạn như bạn có thể sử dụng tôn lạnh hay tôn thường, 1 lớp hay 3 lớp.
Mái tôn cán sóng được tạo ra từ những tấm thép mỏng được cán sóng vuông hoặc sóng tròn. Với các công trình như nhà xưởng, nhà kho, nhà để xe, bệnh viện… thì thường sử dụng sóng tôn công nghiệp gồm tôn 5 sóng, 6 sóng hoặc 7 sóng, Còn đối với các công trình nhà dân, nhà hàng, ki ốt, những công trình dân dụng thì thường sử dụng sóng tôn dân dụng là loại tôn 9 sóng hoặc 11 sóng.Tôn cũng có rất nhiều loại dầy mỏng khác nhau, nên khi đặt mua hoặc sử dụng, quý vị cũng nên lưu ý vấn đề này, chẳng hạn như, tôn có độ dầy; có độ dầy từ 0.2mm đến 0.6mm. Mầu sắc của tôn sóng cũng rất phong phú và đa dạng như xanh, đỏ, vàng, xám…
Với những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm, và bằng chứng minh thực tế thì chúng tôi đưa ra lời khuyên là, để đảm bảo an toàn và chắc chắn cho mái nhà thì nên dùng chiều dày tôn lợp mái là 0.35mm. Nếu như, điều kiện tài chính của bạn cao muốn công trình có độ bền và tính thẩm mỹ cao thì nên chọn độ dày từ 0.45mm, 0.47mm hoặc 0.50mm, nói chung là tôn càng dầy thì càng tốt.
Những điều cần lưu ý là vì sao cần quan tâm đến độ dày của tôn lợp mái – sự phù hợp
Chẳng hạn như, độ dày mái tôn 3 lớp luôn tỉ lệ thuận với độ bền của phần mái công trình xây dựng. Thực tế đã chứng minh, phần mái là phần trực tiếp tiếp xúc và chịu những tác động trực tiếp từ thời tiết như mưa, bão, nắng, gió, nói chung là tiếp súc trực tiếp với môi trường bên ngoài nhiều nhất… Chính vì vậy, chúng cần độ cứng nhất định để có thể bảo vệ được ngôi nhà của chúng ta, công trình của chúng ta. Do đó nên các dòng mái tôn sẽ được sản xuất với độ dày cao cùng với nguyên liệu được gia công cẩn thận và tỉ mỉ để tăng khả năng chống chịu với sự khắc nghiệt của thời tiết, nhất là kiểu thời tiết của miền bắc Việt Nam.
Thực tế chứng minh – độ dày của mái tôn tỉ lệ với độ bền của phần mái công trình xây dựng.
Chúng ta cần lưu ý thêm; Mặc dù độ dày của Tôn cao là tốt nhưng điều ấy sẽ làm tăng trọng lượng của mái. Trọng lượng của mái sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu móng và toàn bộ công trình xây dựng. Do vậy, độ dày tôn 3 lớp lợp mái phải phù hợp với trọng lượng. Độ dày tôn quá lớn kéo theo trọng lượng nặng, làm ảnh hưởng đến khung nhà, kéo dài thời gian thi công cũng như đòi hỏi kĩ thuật thi công cao hơn bình thường.
Do vậy khi thi công, cần phải chú ý lựa chọn độ dày mái sao cho phù hợp.
Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn độ dầy của tôn để phù hợp với công trình.
Với mục đích tiết kiệm thời gian tối đa cho quý khách hàng, chúng tôi đề xuất cho quý khách loại tôn với độ dày phù hợp để lợp mái cho ngôi nhà. Tôn 3 lớp dày 0,45mm và 0,4mm là những độ dày lí tưởng cho đa số công trình.
Thực vậy, vì đây là những độ dầy tiêu chuẩn dành riêng cho phần mái nhà. Tôn 3 lớp dày 0,4mm và 0,45mm có kết cấu kẹp chặt vào nhau, khổ 1,08m với phần hiệu dụng là 1,0m được bắt gá với nhau bằng ốc vít, những phụ kiện này có khả năng chống chịu được những tác động của thời tiết mà vẫn bền, kết nối được các tấm tôn. Bản thân các tấm tôn có khả năng chống nóng, cách nhiệt, giảm ồn khi trời có mưa to hoặc giông lốc. Những chỗ hàn, hoặc bắt vít sẽ được phụ miếng cao su hoặc bơm silicon để tránh thấm nước ngược từ trên xuống.
Những loại phụ kiện linh hoạt theo độ dày của tôn khi lợp mái
Với tôn 3 lớp độ dày 0,4mm sẽ có hệ phụ kiện đi kèm bao gồm cột chống sắt tròn đường kính D60 – 70mm, vỉ kèo V40xV40 hoặc V50xV50, xà gồ thép hộp được mạ kẽm kích thước 25 x 50 x 1,2mm hoặc 30 x 60 x 1,2mm.
Còn đối với tôn 3 lớp độ dày 0,45mm có chức năng cách âm, cách nhiệt hay còn được gọi là tôn lạnh thì hệ phụ kiện đi kèm cũng tương tự như trên nhưng có chỉ số kĩ thuật có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của kết cấu khung nhà hoặc phần nền, móng. Còn nếu không thì sẽ được giữ nguyên.
Các vết bắt vít và kết nối giữa các tấm tôn sẽ được phủ keo chống dột bằng silicon hoặc đóng cao su để khi mưa không bị dột hoặc phát sinh trường hợp giãn nở tôn khi trời nóng.
Hi vọng, quý vị có những sự lựa chọn đúng đắn về độ dầy của tôn, cũng như những loại tôn sóng cho phù hợp với những mái lợp của mình.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số hoặc zalo số: 0983366369