Làm kết cấu nhà khung, nhà xưởng – khung thép tiền chế

Nội dung chính

Đôi nét về nhà xưởng khung thép tiền chế

Nhà thép tiền chế . Ảnh Internet
Nhà thép tiền chế . Ảnh Internet

Khi nói đến nhà xưởng khung thép tiền chế hay nhà xưởng tiền chế, ta có thể hiểu đơn giản là kết cấu chịu lực của những công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi nguyên liệu chủ yếu là bằng thép. Trong đó, toàn bộ kết cấu của nhà xưởng như: Khung kèo, cột trụ, xà gồ… gọi chung là kết cấu thép, được sản xuất gia công sẵn tại nhà máy theo bản vẽ có đã thiết kế sẵn.Với đặc tính là nhà xưởng khung thép có độ bền và tuổi thọ cao, có thể chịu được lực tốt và ít tác động từ môi trường. Nhờ vậy mà nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được lựa chọn và tin dùng.

Vậy, nhà xưởng khung thép được cấu tạo như thế nào.

Trước tiên ta nói đến phần móng: do phần móng là phần truyền tải trọng lượng của công trình xuống nền đất bên dưới. Tương tự như các kiểu nhà truyền thống thông thường, nhà thép tiền chế cũng sử dụng hệ móng bằng bê tông cốt thép để đảm bảo độ cân bằng và tính an toàn.

Tiếp đến là phần bu lông móng: phần bu lông móng chính là liên kết phần móng bằng bê tông cốt thép với các cột thép hình. Các loại công trình nhà xưởng bằng thép tiền chế thường sử dụng bu lông có đường kính M22 trở lên. Trong quá trình lắp đặt bu lông móng cần phải đảm bảo chính xác tuyệt đối vì nó có ảnh hưởng đến việc lắp đặt các cấu kiện dầm, cột…

  • Phần cột: Các loại cột trong các công trình nhà xưởng có cấu tạo từ thép, thường dùng nhất là cột hình chữ H, ngoài ra còn có cột hình tròn sử dụng cho một vài công trình đặc biệt.
  • Phần dầm: phổ biến nhất là dầm có hình chữ I.
  • Tiếp đến là vi kèo: Đối với các công trình nhà xưởng bằng khung thép tiền chế, vi kèo được tạo ra để vượt những nhịp lớn có độ lớn từ 30-50m. Vi kèo có thể được cấu tạo từ dầm thép hình tiết diện thay đổi hoặc dạng dàn (phần này sẽ được thể hiện trong từng bản vẽ kết cấu cụ thể).
  • Xà gồ: xà gồ có nhiều loại xà gồ được sử dụng để tạo nên những công trình nhà xưởng bằng thép tiền chế. Xà gồ có thể là dạng chữ C, chữ Z hoặc chữ U.Chiều dài và chiều cao của xà gồ phụ thuộc vào các bước cột và tải trọng của công trình. Khoảng cách thông thường là từ 1 – 1,4m.
  • Phần mái tôn: Trong kết cấu khung nhà thép, thì phần mái tôn được dùng phổ biến. Để đảm bảo tính cách nhiệt và chống ồn, phần mái tôn sẽ được cấu tạo thêm một lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt, phần này tùy vào mức độ đầu tư và theo nhu nầu sử dụng của từng công trình.
  • Tấm lợp sáng: Đây là phần rất nhỏ nhưng rất cần thiết trong cnhuwngx công trình nhà xưởng hoặc nhà có kết cấu thép dạng này, tấm lợp sáng và mái tôn giống nhau về mặt hình dáng nhưng khác biệt trong chức năng. Cụ thể là tấm lợp sáng được dùng để hấp thu ánh sáng ban ngày nhằm tiết kiệm điện năng chiếu sáng cho công trình.
  • Phần cửa trời: có nhiệm vụ chính là thông gió và lấy sáng.
  • Tường bao xung quanh: là phần không thể thiếu của các công trình nhà xưởng bằng khung thép tiền chế.
  • Thưng: thưng là phần che xung quanh nhà xưởng tính từ phần tường xây lên mái tôn, tấm panel, alu…
  • Giằng: gồm giằng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi. Mục đích của nó là tăng khả năng liên kết cho các bộ phận của công trình, đảm bảo tính ổn định của toàn bộ kết cấu khung trong thời gian xây dựng và sử dụng nhà xưởng khung thép tiền chế.
  • Mái canopy: hệ mái canopy cho phép khách hàng được lợp thêm một lớp tôn, kính hoặc ốp tấm alumium cho công trình.
  • Máng thu nước, ống thoát nước: máng thu sẽ được đặt dọc 2 bên mái để nước mưa có thể chảy dễ dàng từ mái tôn xuống, trong khi đó nhiệm vụ của ống thoát nước là thoát nước từ máng nước để đưa xuống hệ thống cống thoát nước.
  • Cột thu lôi: cột thu lôi được sử dụng để thu sét xuống mặt đất, đảm bảo an toàn cho công trình và trang thiết bị máy móc được đặt bên trong.

Như vậy, có tới 14, 15 bộ phận cấu kiện chính để cấu tạo nên một khung nhà thép tiền chế khi chúng được lắp giáp kết nối lại với nhau để cđưa vào sử dụng

Vậy, Quy trình thi công nhà xưởng khung thép được thực hiện như thế nào?

Quy trình này được thực hiện bởi gồm 3 công đoạn chính để xây dựng một nhà xưởng hoàn chỉnh, bao gồm các khâu như: thiết kế, gia công kết cấu thép và lắp dựng hoàn thiện nhà xưởng.

Trước tiên ta nnois tới phần thiết kế hay phần tạo nên – Bản vẽ kiến trúc: Đây là phần đầu tiên khi đã có được ý tưởng và phần trình bầy công năng sử dụng, nó giúp đưa ra những giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và chọn ra phương án tốt nhất cho nhà đầu tư. Sau đó, tiến hành hoàn thiện bản vẽ kiến trúc và thể hiện rõ trên những phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt cũng như công năng sử dụng.Khi bản vẽ kiến trúc được chủ đầu tư chấp thuận thì bản vẽ gia công kết cấu thép sẽ thể hiện chi tiết và chú thích rõ ràng cho từng cấu kiện trên bản vẽ. Chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của bản vẽ gia công. Chỉ cần một chút sai sót trong quá trình thiết kế sẽ dẫn đến chất lượng nhà xưởng bị giảm sút hoặc không đúng với những yêu cầu của chủ đầ tư.

Quy trình gia công cấu kiện dưa trên bản vẽ thiết kế bao gôm những công đoạn sau:

  1. Sau khi có được bản vẽ chi tiết, Các kỹ sư, các bộ phận kỹ thuật được yêu cầu phải hiểu được sơ đồ bố trí chi tiết cho từng cấu kiện thép, làm đúng theo phương án đã đề ra trong bản vẽ thiết kế nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng tốt nhất cho công trình.
  2. Thi công lắp đặt; đây là công đoạn cuối cùng sau khi phần gia công được hoàn tất, tât cả các cấu kiện được đánh dấu cẩn thận trước khi được lắp ghép, chánh sự nhầm lẫn và mất thời gian lục tìm.
  3. Khi lắp đặt công trình, yếu tố an toàn sẽ phải được đặt lên hàng đầu. Trước tiên là an toàn trong quá trình lắp đặt, tiếp đó là an toàn cho chất lượng công trình…

Nếu quý vị có nhu cầu hãy gọi cho chúng tôi theo số; 0983366369 hoặc zalo số, để chúng tôi được hân hạnh phục vụ.

Hình ảnh nhà xương tại TANVIET GROUP. jsc